Truyền thuyết Thủy_cung_Thánh_Mẫu

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Thuyết về vợ vua Thủy Tề

Có thuyết nói Mẫu là vị thần lưỡng tính. Lưỡng tính theo nghĩa: Mẫu là phụ nữ, nhưng được Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho sức mạnh và tài năng, nhất là tài sông nước, như nam giới.

Thuyết này cho rằng Mẫu Thoải là vợ của vua Thủy Tề, là hoàng hậu ở dưới Thủy cung. Vua Thủy Tề trông coi các việc ở biển, còn Mẫu trông coi các việc ở sông, suối. Do sông suối có ở khắp nơi nên Mẫu cũng có mặt ở khắp nơi, nhất là tại các bến sông lớn.

Một ví dụ cho thuyết này: ở làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Mẫu Thoải được thờ là Thành hoàng và có sắc thượng phong đề "Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương".

Thuyết về ba người con gái Lạc Long Quân

Cũng có thuyết nói Mẫu, không phải một, mà là ba. Ba mẫu này là con gái của Lạc Long QuânÂu Cơ.

Trong số các con, Lạc Long Quân đã chọn ba người giao cho việc cai quản sông biển nước Nam.

  • Thủy tinh Động đình Ngọc nữ Công chúa.
  • Hoàng Bà Đoan khiết Phu nhân,
  • Tam giang Công chúa.

Ba bà đóng dinh cơ ở sông Nguyệt Đức và có nhiệm vụ coi các sông nước, luồng lạch, dạy dân chế tạo thuyền bè và đan lưới bắt cá, chế ngự các vị thần mưa, thần gió mỗi khi các vị này lạm công, xâm hại đến hạ giới. Các Mẫu còn làm mưa và giúp dân chống lụt.

Thuyết con vua Bát Hải Động Đình Quốc

Bà vốn là con Vua Bát Hải Thủy Quốc Động Đình, kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất). Nghe lời tiểu thiếp Thảo Mai, Kính Xuyên vu cho bà thất tiết, đem đóng cũi, bỏ lên rừng cho thú dữ ăn thịt. Tại nơi rừng sâu bà không những được thú rừng yêu quý, mang vật quả đến dâng mà còn gặp được nho sĩ Liễu Nghị. Bà bèn nhờ Liễu Nghị mang thư kể hết sự tình về cho vua cha. Sau đó bà được minh oan, kết duyên cùng Liễu Nghị, còn Kính Xuyên và Thảo Mai thì bị trừng phạt. [3][4]

Thuyết con ông Trời

Thuyết này cho rằng bà là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng. Vì yêu thích sông hồ và biển cả nên được cha cho cai quản nơi đây, trở thành vị thần đứng đầu thủy tề. Sau này, bà gặp gỡ và lấy Thần Long làm chồng và sinh ra Lạc Long Quân.